We want to hear from you!Take our 2021 Community Survey!
This site is no longer updated.Go to react.dev

Two-way Binding Helpers

Note:

LinkedStateMixin is deprecated as of React v15. The recommendation is to explicitly set the value and change handler, instead of using LinkedStateMixin.

Importing

import LinkedStateMixin from 'react-addons-linked-state-mixin'; // ES6
var LinkedStateMixin = require('react-addons-linked-state-mixin'); // ES5 with npm

Tổng quan

LinkedStateMixin là một cách đơn giản để thể hiện ràng buộc (binding) hai chiều với React..

Trong React, dữ liệu chạy theo một chiều: từ cha sang con. Chúng tôi nghĩ rằng điều này làm cho code của bạn trong ứng dụng dễ hiểu hơn. Bạn có thể coi nó là “ràng buộc (binding) dữ liệu một chiều”.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp ứng dụng yêu cầu bạn đọc một số dữ liệu đầu vào và đổ nó quay lại chương trình của bạn. Ví dụ: khi tạo forms, bạn thường muốn cập nhật một số state của React khi nhận được thông tin đầu vào của người dùng. Hoặc có lẽ bạn muốn thực hiện layout trong JavaScript và react sẽ thay đổi một số kích thước phần tử DOM.

Trong React, bạn sẽ triển khai điều này bằng cách lắng nghe sự kiện “event”, đọc từ nguồn dữ liệu của bạn (thường là DOM) và gọi setState() trên một trong các components. “Dừng vòng lặp dữ liệu” cho ra các chương trình dễ hiểu hơn và dễ bảo trì hơn. Xem our forms documentation để biết thêm chi tiết.

Ràng buộc hai chiều — ngầm thực thi rằng một số giá trị trong DOM luôn nhất quán với một số khác trong React state — ngắn gọn và hỗ trợ nhiều ứng dụng. Chúng tôi đã cung cấp LinkedStateMixin: cú pháp để thiết lập mẫu vòng lặp luồng dữ liệu chung được mô tả ở trên, hoặc “kết nối” một số nguồn dữ liệu tới React state.

Note:

LinkedStateMixin chỉ là một lớp vỏ và quy ước xung quanh onChange/setState(). Về cơ bản, nó không thay đổi cách dữ liệu hoạt động trong ứng dụng React của bạn.

LinkedStateMixin: Trước và sau

Đây là một ví dụ về biểu mẫu đơn giản mà không cần sử dụng LinkedStateMixin:

var createReactClass = require('create-react-class');

var NoLink = createReactClass({
  getInitialState: function() {
    return {message: 'Hello!'};
  },
  handleChange: function(event) {
    this.setState({message: event.target.value});
  },
  render: function() {
    var message = this.state.message;
    return <input type="text" value={message} onChange={this.handleChange} />;
  }
});

Điều này thực sự hoạt động tốt và rất rõ ràng về cách dữ liệu đang hoạt động, tuy nhiên, với nhiều trường biểu mẫu, nó có thể hơi dài dòng. Hãy dùng LinkedStateMixin để tiết kiệm thời gian viết:

var createReactClass = require('create-react-class');

var WithLink = createReactClass({
  mixins: [LinkedStateMixin],  getInitialState: function() {
    return {message: 'Hello!'};
  },
  render: function() {
    return <input type="text" valueLink={this.linkState('message')} />;  }
});

LinkedStateMixin thêm một phương thức vào thành phần React của bạn được gọi là linkState(). linkState() trả về một valueLink đối tượng chứa giá trị hiện tại của React và một lệnh gọi lại để thay đổi trạng thái của nó.

valueLink object có thể được đưa lên và xuống “tree” làm props, vì vậy nó dễ dàng (và rõ ràng) dùng để thiết lập ràng buộc hai chiều giữa một thành phần nằm sâu trong hệ thống phân cấp và trạng thái tồn tại cao hơn trong hệ thống phân cấp.

Lưu ý rằng checkboxes có một hình thức đặc biệt liên quan đến thuộc tính value, là giá trị sẽ được truyền đi khi gửi biểu mẫu nếu checkboxes được chọn (mặc định là on). Thuộc tính value không được cập nhật khi hộp kiểm được chọn hoặc bỏ chọn. Đối với checkboxes, bạn nên dùng checkedLink thay cho valueLink:

<input type="checkbox" checkedLink={this.linkState('booleanValue')} />

Under the Hood

Có hai mặt trong LinkedStateMixin: nơi bạn tạo ra valueLink và nơi bạn sử dụng nó. Để chứng minh một cách đơn giản LinkedStateMixin là gì, hãy viết lại từng cái một để rõ ràng hơn.

var createReactClass = require('create-react-class');

var WithoutMixin = createReactClass({
  getInitialState: function() {
    return {message: 'Hello!'};
  },
  handleChange: function(newValue) {    this.setState({message: newValue});  },  render: function() {
    var valueLink = {      value: this.state.message,      requestChange: this.handleChange    };    return <input type="text" valueLink={valueLink} />;
  }
});

Bạn có thể thấy, đối tượng valueLink là những đối tượng rất đơn giản chỉ có valuerequestChange. Và LinkedStateMixin tương tự đơn giản như: nó chỉ điền vào các trường đó một giá trị từ this.state và một “callback” để gọi lại this.setState().

var LinkedStateMixin = require('react-addons-linked-state-mixin');
var createReactClass = require('create-react-class');

var WithoutLink = createReactClass({
  mixins: [LinkedStateMixin],
  getInitialState: function() {
    return {message: 'Hello!'};
  },
  render: function() {
    var valueLink = this.linkState('message');
    var handleChange = function(e) {
      valueLink.requestChange(e.target.value);
    };
    return <input type="text" value={valueLink.value} onChange={handleChange} />;
  }
});

valueLink cũng khá đơn giản. Nó chỉ đơn giản là xử lý sự kiện onChange và gọi this.props.valueLink.requestChange() và cũng được dùng như this.props.valueLink.value thay cho this.props.value. Là vậy đó!

Trang này có hữu ích không?Sửa trang này